Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí bắt buộc mà nhà đầu tư phải trả khi thực hiện mua bán cổ phiếu trên thị trường. Việc hiểu rõ các loại phí và cách tính phí sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong việc lập kế hoạch đầu tư, tránh tình trạng lợi nhuận bị “bào mòn” do phát sinh quá nhiều chi phí không cần thiết.
Để tiết kiệm phí giao dịch hiệu quả, nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch ngắn hạn, lướt sóng nhiều lần khi chưa có kinh nghiệm. Đồng thời, cần tối ưu hóa danh mục đầu tư gọn nhẹ, lựa chọn công ty chứng khoán có mức phí hợp lý và xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn. Đây là những giải pháp giúp quản lý chi phí tốt hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư bền vững trên thị trường chứng khoán.
Mục lục
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả khi thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây được xem là một trong những chi phí bắt buộc khi tham gia đầu tư, bên cạnh các loại phí khác như phí lưu ký hay thuế thu nhập từ chứng khoán.
Nói đơn giản, phí giao dịch chứng khoán giống như “tiền thuê sàn” mà nhà đầu tư trả cho công ty chứng khoán hoặc sàn giao dịch để thực hiện các lệnh mua, bán cổ phiếu. Khoản phí này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị giao dịch và sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của nhà đầu tư sau khi khớp lệnh.

Vì sao cần phải trả phí giao dịch chứng khoán?
Phí giao dịch giúp các công ty chứng khoán có nguồn thu để vận hành hệ thống, cung cấp nền tảng giao dịch, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, một phần phí còn được trích nộp cho Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để duy trì hoạt động thị trường.
Phí giao dịch chứng khoán do ai thu?
Hiện nay, phí giao dịch chứng khoán tại Việt Nam chủ yếu được thu bởi:
- Công ty chứng khoán mà nhà đầu tư mở tài khoản.
- Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE, HNX, UPCoM) — thu phí sàn theo quy định chung.
- Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) — thu phí lưu ký, chuyển khoản cổ phiếu.
Mức phí cụ thể có thể khác nhau giữa các công ty chứng khoán, tùy thuộc vào chính sách của từng đơn vị.

Các loại phí giao dịch chứng khoán hiện nay
Khi tham gia đầu tư chứng khoán, ngoài việc quan tâm đến giá cổ phiếu, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các loại phí giao dịch phát sinh. Việc hiểu rõ cơ cấu phí sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quản lý chi phí và tính toán lợi nhuận.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, phí giao dịch chứng khoán được chia thành 4 loại chính sau:

Phí giao dịch mua/bán cổ phiếu
Đây là loại phí bắt buộc mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện lệnh mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn. Mức phí hiện nay dao động từ miễn phí đến 0,3%/giá trị giao dịch.
Phí này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị giao dịch và ở một số công ty chứng khoán sẽ cộng thêm phí môi giới. Riêng ở VPS thì mức phí này sẽ không thay đổi ngay cả khi bạn có môi giới hỗ trợ.
Phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để quản lý và lưu giữ cổ phiếu.
Mức phí hiện hành:
- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng.
- Trái phiếu: 0,18 đồng/trái phiếu/tháng.
Nguồn: Quyết định số 56/QĐ-VSD ngày 31/12/2021 của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Phí lưu ký sẽ được công ty chứng khoán thu hộ và trừ định kỳ trong tài khoản của nhà đầu tư (thường là hàng tháng hoặc hàng quý).
Thuế thu nhập từ giao dịch chứng khoán
Khi bán cổ phiếu có lãi, nhà đầu tư phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Mức thuế:
- 0,1% trên giá trị bán cổ phiếu (dù có lãi hay lỗ đều phải nộp).
Ví dụ:
Bạn bán cổ phiếu trị giá 100 triệu đồng → Thuế phải nộp = 100 triệu x 0,1% = 100.000 đồng.
Nguồn: Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Lưu ý:
Khoản thuế này sẽ được công ty chứng khoán tự động khấu trừ khi giao dịch bán được khớp lệnh.

Phí sử dụng Margin (vay ký quỹ)
Ở các công ty chứng khoán thường sẽ cho bạn thực hiện vay thêm vốn để mua chứng khoán. Các khoản này sẽ được tính theo lãi suất quy định của từng công ty, do đó trước khi thực hiện vay ký quỹ hãy tìm hiểu về mức lãi suất quy định của công ty đang giao dịch nhé.
Phí nạp rút tiền
Tùy theo từng công ty chứng khoán và ngân hàng liên kết mà các giao dịch nạp rút tiền sẽ có quy định mức phí khi thực hiện. Thông thường hiện nay các công ty sẽ miễn phí cho giao dịch nạp tiền và thu phí rút tiền theo quy định của ngân hàng thụ hưởng.
Không thể bỏ qua Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất? Tìm hiểu ngay
Cách tính phí giao dịch chứng khoán
Hiểu được cách tính phí giao dịch chứng khoán, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập bảng tính toán lợi nhuận sau mỗi kỳ đầu tư.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, phí giao dịch thường bao gồm:
- Phí mua/bán cổ phiếu
- Thuế thu nhập cá nhân (khi bán cổ phiếu)
- Phí lưu ký chứng khoán (thu định kỳ)

Công thức tính phí giao dịch khi MUA cổ phiếu
Phí mua cổ phiếu = Giá trị giao dịch mua x Mức phí giao dịch
Trong đó:
- Giá trị giao dịch mua = Giá khớp lệnh x Số lượng cổ phiếu mua
- Mức phí giao dịch: Thường từ 0,1% đến 0,3% tùy công ty chứng khoán
Ví dụ minh họa:
Bạn mua 1.000 cổ phiếu VNM với giá 70.000 đồng/cổ phiếu. Phí giao dịch tại công ty chứng khoán là 0,15%.
→ Giá trị giao dịch mua = 70.000 x 1.000 = 70.000.000 đồng
→ Phí giao dịch mua = 70.000.000 x 0,15% = 105.000 đồng
Như vậy, tổng số tiền bạn phải trả là: 70.000.000 + 105.000 = 70.105.000 đồng
Công thức tính phí giao dịch khi BÁN cổ phiếu
Phí bán cổ phiếu = Giá trị giao dịch bán x Mức phí giao dịch
Thuế TNCN = Giá trị giao dịch bán x Thuế suất 0,1%
Ví dụ minh họa:
Bạn bán 1.000 cổ phiếu VNM với giá 75.000 đồng/cổ phiếu. Phí giao dịch là 0,15%.
→ Giá trị giao dịch bán = 75.000 x 1.000 = 75.000.000 đồng
→ Phí giao dịch bán = 75.000.000 x 0,15% = 112.500 đồng
→ Thuế TNCN = 75.000.000 x 0,1% = 75.000 đồng
Số tiền thực nhận về = Giá trị bán – Phí giao dịch – Thuế TNCN
= 75.000.000 – 112.500 – 75.000 = 74.812.500 đồng
Phí lưu ký chứng khoán tính như thế nào?
Phí lưu ký là khoản phí thu định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, dựa trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ.
Mức phí hiện tại theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD):
- 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
- 0,18 đồng/trái phiếu/tháng đối với trái phiếu.
Ví dụ:
Bạn đang lưu ký 10.000 cổ phiếu VNM.
→ Phí lưu ký hàng tháng = 10.000 x 0,27 đồng = 2.700 đồng/tháng.
Phí này sẽ được trừ tự động trong tài khoản chứng khoán của bạn.
Nguồn tham khảo: Quyết định số 56/QĐ-VSD ngày 31/12/2021 của VSD.
Lưu ý khi tính phí giao dịch chứng khoán:
- Mức phí có thể khác nhau giữa các công ty chứng khoán, nên bạn cần tham khảo biểu phí chi tiết của từng công ty.
- Một số công ty có chương trình ưu đãi app chứng khoán miễn phí giao dịch hoặc giảm phí trong thời gian đầu để thu hút khách hàng mới.
- Phí giao dịch và thuế được trừ tự động khi giao dịch khớp lệnh.
- Ngoài ra, nếu sử dụng dịch vụ margin (vay ký quỹ), bạn sẽ chịu thêm lãi vay theo quy định của công ty chứng khoán (dao động từ 9% – 14%/năm).
Phí giao dịch chứng khoán ở công ty nào tốt nhất
Đầu tiên tôi muốn bạn hiểu phí giao dịch tốt tức là phải xứng đáng với mức phí mà bạn bỏ ra cho công ty chứng khoán đang sử dụng chứ không phải rẻ nhất là tốt nhất. Vậy thì câu trả lời phí giao dịch chứng khoán ở đâu tốt nhất chắc chắn đó là mở tài khoản chứng khoán tại công ty VPS.
Hiện nay công ty chứng khoán VPS vẫn đang là đơn vị dẫn đầu thị phần lớn nhất với đội ngũ môi giới đông đảo và chuyên nghiệp. Để tham gia đầu tư tại VPS cùng sự hỗ trợ của Nam VPS – Chứng khoán F0 Trading thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay SĐT/Zalo: 076 55 99 825 để được hỗ trợ tốt nhất.
Cách tiết kiệm phí giao dịch khi đầu tư chứng khoán
Phí giao dịch tuy không lớn trên mỗi lần mua bán, nhưng nếu bạn giao dịch thường xuyên hoặc nắm giữ nhiều cổ phiếu thì khoản chi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận đầu tư. Vì vậy, hãy lưu ý 2 điều dưới đây để tiết kiệm phí giao dịch hiệu quả nhất.

Hạn chế giao dịch ngắn hạn, lướt sóng nhiều lần
Giao dịch ngắn hạn hay còn gọi là “lướt sóng” là hình thức mua bán cổ phiếu trong thời gian rất ngắn, có thể trong vài ngày. Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường bị cuốn vào việc lướt sóng với mong muốn kiếm lời nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn tốn khá nhiều phí giao dịch.
Mỗi lần mua hoặc bán cổ phiếu, nhà đầu tư đều phải trả phí giao dịch (dao động từ 0,1% – 0,3% giá trị giao dịch) và thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (0,1% trên giá trị bán ra). Nếu giao dịch liên tục nhiều lần trong ngày hoặc trong tuần, tổng số tiền phí và thuế phải trả sẽ tăng lên đáng kể, làm giảm lợi nhuận thực nhận.
Ví dụ:
Giả sử bạn đầu tư 100 triệu đồng và thực hiện mua bán cổ phiếu 10 lần trong một tháng.
- Phí giao dịch: 100 triệu x 0,2% x 10 lần = 2 triệu đồng
- Thuế: 100 triệu x 0,1% x 10 lần = 1 triệu đồng
=> Tổng phí và thuế phải trả khoảng 3 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phí khác như lưu ký.
Nếu thị trường không thuận lợi hoặc lướt sóng không thành công, nhà đầu tư còn có thể lỗ kép: vừa lỗ vốn, vừa tốn nhiều phí.
Tối ưu hóa danh mục đầu tư
Một trong những cách quan trọng giúp tiết kiệm phí giao dịch là cơ cấu lại danh mục cổ phiếu sao cho hợp lý, tránh đầu tư dàn trải quá nhiều mã nhỏ lẻ.
Vì sao tối ưu danh mục lại giúp tiết kiệm phí?
- Khi sở hữu quá nhiều mã cổ phiếu, bạn sẽ mất thêm phí lưu ký chứng khoán hằng tháng (theo quy định hiện hành là 0,27 đồng/cổ phiếu/tháng – Nguồn: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – VSD).
- Việc nắm giữ nhiều cổ phiếu nhỏ lẻ dễ khiến bạn phát sinh nhiều lệnh giao dịch mua bán nhỏ, làm tăng chi phí.
- Quản lý danh mục trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian theo dõi.
Cách tối ưu danh mục hiệu quả:
- Tập trung vào những cổ phiếu có nền tảng tài chính tốt, ngành nghề tiềm năng, thanh khoản cao.
- Chọn lọc danh mục từ 5-10 mã cổ phiếu chất lượng, phù hợp với mục tiêu đầu tư.
- Định kỳ rà soát lại danh mục, loại bỏ các mã yếu, kém hiệu quả để tránh gánh thêm phí không cần thiết.
Kết luận
Bên trên chúng ta đã chia sẻ cùng nhau về phí giao dịch chứng khoán và các loại phí chứng khoán phổ biến hiện nay. Tất cả những vấn đề liên quan đến phí giao dịch chứng khoán đã chia sẻ chi tiết cùng bạn, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến thức học đầu tư này.
Nếu bạn vẫn còn đang tìm kiếm phương pháp và người hỗ trợ cho quá trình đầu tư chứng khoán thì đừng ngần ngại gọi ngay cho SĐT/Zalo 076 55 99 825 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé.