Nhận định chứng khoán

Cách đọc giá bảng giá chứng khoán

Cách đọc BẢNG GIÁ chứng khoán | Ý nghĩa các từ viết tắt

Cách đọc bảng giá chứng khoán là kỹ năng quan trọng và thường gây trở ngại ban đầu cho những nhà đầu tư mới bởi lẽ thoạt nhìn thì nó khá phức tạp và rối mắt. Tuy nhiên nếu đã hiểu và nắm rõ từng thông tin biểu thị thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng trong việc quan sát tín hiệu từ việc xem bảng giá chứng khoán trực tuyến.

Tổng quan về bảng giá trong chứng khoán

Khi nói về cách đọc bảng giá chứng khoán, nếu bạn là người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực chứng khoán, việc nhìn vào một bảng điện chứng khoán với hàng loạt con số và ký hiệu có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp.

Nhưng đừng lo lắng, nó không hề phức tạp như bạn nghĩ. Đọc hiểu được các con số biểu thị trên bảng giá chính là bước đầu để bạn làm quen với bộ môn này, nó cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để định hướng cho hành trình đầu tư của mình.

Tổng quan về bảng giá trong chứng khoán
Tổng quan về bảng giá trong chứng khoán

Lý do cần đọc hiểu được bảng giá chứng khoán

Sau khi lập tài khoản chứng khoán Online thành công, bước tiếp theo là nắm bắt được cách xem bảng giá chứng khoán, một công cụ cung cấp dữ liệu về giá cả, khối lượng giao dịch, giúp bạn đánh giá tình hình thị trường và đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu phù hợp.

Bạn có thể nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi giá cổ phiếu, xu hướng thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược đầu tư kịp thời. Ngoài ra, hiểu rõ các chỉ số trên bảng chứng khoán còn giúp bạn nhận diện rủi ro tiềm ẩn và bảo vệ vốn đầu tư.

Vai trò của bảng điện tử chứng khoán

Bảng chứng khoán là một công cụ trực tuyến được cung cấp bởi các công ty chứng khoán, hiển thị thông tin chi tiết về giá cả, khối lượng giao dịch và các chỉ số liên quan đến cổ phiếu và các sản phẩm tài chính khác.

Nó giúp cung cấp thông tin thị trường theo thời gian thực, giúp nhà đầu tư theo dõi hiệu suất của cổ phiếu, hỗ trợ phân tích kỹ thuật và cơ bản tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Đọc hiểu các từ viết tắt trong chứng khoán

Bảng chứng khoán thoạt nhìn có vẻ phức tạp, nhưng thực tế nó chỉ là một tập hợp các thuật ngữ và ký hiệu được chuẩn hóa. Việc nắm vững những thuật ngữ này sẽ giúp bạn “đọc vị” thị trường và đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn trong quá trình học đầu tư của mình.

Đọc hiểu các từ viết tắt trong chứng khoán
Đọc hiểu các từ viết tắt trong chứng khoán

Mã chứng khoán (Mã CK)

Mỗi cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch đều được gán một mã chứng khoán riêng biệt.

Ví dụ: VCB (Vietcombank), HPG (Hòa Phát), FPT (Công ty Cổ phần FPT).

Mã chứng khoán thường là sự kết hợp của các chữ cái viết tắt tên công ty. Các ký hiệu này giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm, theo dõi và giao dịch cổ phiếu.

Giá tham chiếu (TC)

Giá tham chiếu là giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước. Đây là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch hiện tại. Riêng với sàn giao dịch Upcom, giá tham chiếu sẽ là bình quân gia quyền giá cả các giao dịch lô chẵn được khớp lệnh liên tục trong ngày giao dịch liền trước.

Về bản chất, thông số này bạn không cần quá quan tâm trong quá trình giao dịch vì mở phiên đầu ngày bảng giá sẽ tự cập nhật giá tham chiếu và hiển thị trên bảng điện.

Giá trần, giá sàn

Giá trần là mức giá cao nhất mà cổ phiếu có thể đạt được trong phiên giao dịch. Giá sàn là mức giá thấp nhất mà cổ phiếu có thể đạt được trong phiên giao dịch. Hai mức giá này được tính toán dựa trên giá tham chiếu và biên độ dao động giá quy định của từng sàn giao dịch.

Ví dụ: sàn HOSE có biên độ dao động là ±7%, sàn HNX là ±10% và sàn UPCOM là ±15%

Giá mở cửa, giá đóng cửa

Giá mở cửa là mức giá giao dịch đầu tiên của cổ phiếu khi phiên giao dịch bắt đầu. Giá đóng cửa là mức giá giao dịch cuối cùng của cổ phiếu khi phiên giao dịch kết thúc.

Dựa vào giá mở cửa và đóng cửa, chúng ta cũng có thể đánh giá được phần nào về cung cầu, tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là tổng số lượng cổ phiếu được mua bán trong một khoảng thời gian nhất định. Thường ở thị trường VNINDEX người ta sẽ quan tâm nhiều đến khối lượng giao dịch theo ngày.

Khối lượng giao dịch lớn cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu đó. Đặc biệt, nếu khối lượng lớn đột biến thì tức là cổ phiếu đang được thu gom với số lượng gia tăng.

Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch

Dư mua, dư bán

Khái niệm này nói về tổng số lượng lệnh cổ phiếu được đặt ở một mức giá. Dư mua là tổng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư muốn mua, ngược lại dư bán là tổng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư muốn bán.

Quan sát khối lượng dư mua, dư bán bạn sẽ đoán được phần nào tâm lý thị trường và dự đoán về biến động giá cổ phiếu.

Các cột giá đi kèm khối lượng

Bảng điện chứng khoán trực tuyến sẽ hiển thị 3 mức giá mua bán đang khớp gần nhất hay có thể nói là mức giá tốt nhất thời điểm đó để bạn cân nhắc về việc đặt lệnh mua bán cổ phiếu.

Giá 1 thường là mức giá mà người mua muốn mua với giá cao nhất, hoặc người bán muốn bán với giá thấp nhất, giá 2, 3 là mức giá xa hơn so với giá 1. Đi kèm mỗi mức giá là khối lượng mua hoặc bán tương ứng.

Màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Để nhà đầu tư dễ dàng trong việc đọc bảng giá chứng khoán, mỗi màu sắc sẽ tượng trưng cho một tín hiệu trực quan:

  • Màu vàng: Giá tham chiếu.
  • Màu đỏ: Giá giảm.
  • Màu xanh lục: Giá tăng.
  • Màu xanh lơ: Giá sàn.
  • Màu tím: Giá trần.
Màu sắc trong bảng giá chứng khoán
Màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Giá khớp lệnh

Mức giá khớp lệnh được xảy ra khi bên bán và bên mua cùng đặt chung một mức giá giống nhau, còn khối lượng khớp sẽ được thực hiện dần tương đương giữa 2 bên mua bán.

Ví dụ: bạn muốn bán 1000 cổ phiếu HPG với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, song song lúc đó có nhà đầu tư muốn mua 500 cổ phiếu HPG với giá 30.000 đồng/cổ phiếu thì giao dịch của bạn sẽ được khớp lệnh 500 cổ phiếu còn 500 cổ phiếu sẽ tiếp tục ở trạng thái chờ khớp.

Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN Mua/Bán)

Đây là cột thể hiện khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch. Cột Mua thể hiện số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua và cột Bán cho biết số lượng cổ phiếu đang được bán.

Các chỉ số trên bảng giao dịch

  • VNINDEX: thể hiện mức giá bình quân gia quyền của các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn Hồ Chí Minh (HOSE).
  • VN30-Index: thể hiện mức giá bình quân gia quyền của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có vốn hóa lớn và thanh khoản tốt được lựa chọn.
  • HNX-Index: thể hiện mức giá bình quân gia quyền của các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn Hà Nội (HNX).
  • HNX30-Index: thể hiện mức giá bình quân gia quyền của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có vốn hóa lớn và thanh khoản tốt được lựa chọn.
  • UPCOM: thể hiện mức giá bình quân gia quyền của các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn UPCOM.

Sau khi đã nắm rõ các ký hiệu bạn có thể tham khảo thêm về cách mua cổ phiếu Online tại đây

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến

Sau khi đã nắm vững các thuật ngữ cơ bản, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào cách đọc và phân tích bảng chứng khoán một cách chi tiết.

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến

Cách đọc các cột thông tin và ý nghĩa của chúng

Như đã chia sẻ về các thuật ngữ bên trên, phần thông tin đầu tiên nhà đầu tư phải hiểu đó là từ viết tắt chú thích cho các cột hiển thị:

  • Mã CK: Xác định cổ phiếu bạn đang quan tâm.
  • Giá TC (Tham chiếu): So sánh giá hiện tại với giá tham chiếu để đánh giá biến động.
  • Giá Trần/Sàn: Giới hạn giá tối đa và tối thiểu dao động trong phiên.
  • Giá Mở/Đóng cửa: Diễn biến giá thời điểm mở phiên và kết phiên.
  • KL (Khối lượng): Khối lượng mua bán ở mức giá.
  • Dư Mua/Bán: Nhận biết cung cầu và tâm lý nhà đầu tư.
  • Giá 1, 2, 3/KL 1, 2, 3: Xem xét các mức giá và khối lượng giao dịch tốt nhất.
  • +/-: Biết được mức tăng giảm giá so với giá tham chiếu.

Cách phân tích biến động giá và khối lượng giao dịch

Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bảng giá và khối lượng giao dịch để làm công cụ tham khảo cho quá trình đưa ra quyết định mua bán. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm đầu tư chứng khoán​ trước khi giao dịch.

  • Giá tăng kèm khối lượng tăng: Xu hướng tăng mạnh, tín hiệu mua vào.
  • Giá giảm kèm khối lượng tăng: Xu hướng giảm mạnh, tín hiệu bán ra.
  • Giá tăng kèm khối lượng giảm: Xu hướng tăng yếu, cần thận trọng.
  • Giá giảm kèm khối lượng giảm: Xu hướng giảm yếu, có thể đảo chiều.

Cách nhận biết các tín hiệu mua/bán từ bảng chứng khoán

Không hẳn là tín hiệu tuyệt đối nhưng thông tin về dư mua, dư bán, khối lượng giao dịch tăng đột biến cũng là một tín hiệu để bạn xem xét đầu tư cổ phiếu:

  • Dư mua lớn, giá tăng: Tín hiệu mua vào.
  • Dư bán lớn, giá giảm: Tín hiệu bán ra.
  • Khối lượng giao dịch đột biến: Cần theo dõi sát sao.
  • Giá vượt qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ: Tín hiệu mua/bán.

Không thể bỏ qua bài viết cách đầu tư chứng khoán nếu muốn đầu tư hiệu quả

Sử dụng các công cụ hỗ trợ trên bảng chứng khoán

Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư nhiều công ty đã có tích hợp thêm các công cụ vào bảng giá giao dịch. Ví dụ như:

  • Biểu đồ giá: Phân tích xu hướng và biến động giá.
  • Bộ lọc cổ phiếu: Tìm kiếm cổ phiếu theo tiêu chí nhất định.
  • Cảnh báo giá: Nhận thông báo khi giá cổ phiếu đạt mức mong muốn.

Tối ưu và đơn giản hóa quá trình đọc bảng giá

Sau khi nắm rõ được các thông tin và sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ tích hợp trên bảng giá, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để tối ưu và đơn giản hóa bảng điện của cá nhân trong quá trình giao dịch:

Bước 1: Lọc các mã cổ phiếu tiềm năng, quan tâm, cần theo dõi vào danh mục cá nhân hóa.

Bước 2: Theo dõi biến động giá các cổ phiếu, khối lượng giao dịch trong phiên.

Bước 3: Sử dụng phân tích kỹ thuật đi kèm dư mua, dư bán để đánh giá cổ phiếu.

Bước 4: Loại bỏ dần các cổ phiếu không đạt tiêu chí hoặc gặp biến động giảm giá mạnh.

Bước 5: Đưa ra quyết định đầu tư phù hợp trên số lượng cổ phiếu chất lượng đã được lọc.

Tối ưu và đơn giản hóa quá trình đọc bảng giá
Tối ưu và đơn giản hóa quá trình đọc bảng giá

Lưu ý quan trọng khi đọc bảng giá chứng khoán

Để đầu tư hiệu quả và đạt được lợi nhuận thì việc hiểu rõ cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến chỉ là bước đầu tiên trong quá trình chinh phục thị trường. Do đó, bạn không nên chỉ sử dụng mỗi bảng điện để đưa ra quyết định đầu tư mà nên kết hợp thêm nhiều phương pháp khác như phân tích kỹ thuật, phân tích doanh nghiệp, phân tích vĩ mô,…

Cảnh giác với những thông tin sai lệch, tìm hiểu thêm về những phương pháp đầu tư, gia tăng quản trị rủi ro và đầu tư đúng chiến lược, kỷ luật chính là chìa khóa quan trọng để bạn nhanh chóng đi đến thành công trên con đường đầu tư này.

Bây giờ thì bạn đã có thể xem qua 3 cách NẠP TIỀN vào tài khoản chứng khoán VPS để bắt đầu quá trình đầu tư của mình.

Kết luận

Cách đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến và các từ viết tắt phổ biến trong chứng khoán đã được trang Nhận định chứng khoán chia sẻ chi tiết đến bạn đọc. Quá trình này có thể sẽ hơi gây khó hiểu nếu đây là lần đầu bạn tiếp cận với bộ môn chứng khoán.

Tuy nhiên, hãy cứ đọc lại bài viết này thật nhiều lần và thực hành đọc bảng giá chứng khoán qua các phiên giao dịch, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ sớm dễ dàng nắm bắt được những thông số quan trọng trên bảng điện mà thôi.

Ngoài ra, bạn còn có thể đơn giản hóa quá trình đầu tư của mình bằng cách mở tài khoản chứng khoán tại công ty VPS cùng với Nam VPS để được hỗ trợ vào room VIP đầu tư mà không cần tốn thêm bất cứ chi phí nào. Liên hệ ngay để đăng ký qua SĐT/Zalo 076 55 99 825 nhé.

DMCA.com Protection Status
Lên đầu trang